Triệu chứng và phương pháp điều trị mất ngủ ở trẻ em

Triệu chứng mất ngủ ở trẻ em đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn, thông thường chúng ta chỉ thấy chứng mất ngủ chỉ xảy ra ở người cao tuổi.


Mất ngủ là triệu chứng mà một người bị khó ngủ và gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ. Thường thì người bị mất ngủ thức suốt cả đêm. Một số người ngủ được vài tiếng rồi tỉnh giấc và không thể tiếp tục ngủ trở lại, trong khi một số khác lại không thể ngủ được.
Chẳng hạn cha mẹ trẻ thất bại trong việc định giờ ngủ cho trẻ. Trẻ dùng thuốc kích thích và uống thức uống có cồn khiến trẻ bị mất ngủ. Hay trẻ thức khuya chơi trò chơi điện tử, sử dụng máy tính, và trò chuyện với bạn bè bằng điện thoại di động. Nhiều trẻ tăng động quá mức và/hoặc bị rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder - ADD) cũng khiến trẻ gặp tình trạng khó ngủ. Một số trẻ chỉ đơn giản là hiếu động và không thích đi ngủ khi được người lớn yêu cầu.
Đôi lúc, lối sống và thái độ hành vi của cha mẹ cũng có thể gây chứng mất ngủ ở trẻ. Cha mẹ thức khuya nghe nhạc lớn, hút thuốc, “nhậu nhẹt” và “chén thù chén tạc” với bạn bè có thể gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của trẻ. Trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng đến giấc ngủ, mất ngủ do khói bốc lên từ việc dùng thuốc lá, chất kích thích khác của bậc phụ huynh. Một số cha mẹ thậm chí còn làm tấm gương xấu từ lối sống không lành mạnh của mình lên con trẻ.
Việc điều trị chính cho chứng mất ngủ là dùng thuốc thông thường. Theo American Academy of Sleep Medicine, việc điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em thường là kê toa thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên việc cho trẻ dùng các loại thuốc này có thể gây nghiện thuốc được kê toa và dẫn đến các hành vi nghiện ngập khác. Điều này có thể gây vấn đề lớn hơn chứng mất ngủ ở trẻ em.
Những bậc phụ huynh không muốn dùng thuốc để chữa trị chứng mất ngủ ở trẻ em có thể áp dụng biện pháp thay đổi lối sống và dinh dưỡng tốt.

Triệu chứng và phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em
Triệu chứng và phương pháp điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em

Dinh dưỡng tốt
Việc thiếu các loại khoáng chất và vitamin dưới đây có thể gây chứng mất ngủ:
·         Canxi: có tác dụng an thần cơ thể. Thiếu hụt canxi gây bồn chồn và mất ngủ
·         Magiê: có thể giúp gây buồn ngủ. Thiếu magiê gây sự căng thẳng, ngăn cơn buồn ngủ.
·         Vitamin B6 và B12: có một tác dụng làm dịu thần kinh.
·         Inositol: giúp tăng cường giấc ngủ.
Khẩu phần ăn của trẻ bao gồm thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Những thực phẩm này thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết để “cản trở” chứng mất ngủ. Cha mẹ nên cho trẻ dùng các thực phẩm tươi, chưa được chế biến sẵn, như là các sản phẩm tươi và ngũ cốc nguyên hạt có chứa những loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong khẩu phần ăn của trẻ. Cha mẹ cũng cần cân nhắc cho trẻ dùng các viên bổ sung các loại khoáng chất và vitamin nói trên.

Thay đổi lối sống
Ngoài việc thay đổi khẩu phần ăn cho con, cha mẹ cũng nên thay đổi lối sống của con nhằm điều chỉnh chứng mất ngủ của trẻ em.

Định giờ ngủ là biện pháp tốt để điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em
Cha mẹ nên định giờ ngủ cho con trẻ và buộc trẻ tuân theo. 8g tối là quá sớm. Thời gian bắt buộc trẻ phải ngủ nên là 9h30-10h tối. Đây là thời gian không quá sớm cũng không quá muộn. Và giờ thức giấc nên là 6h30-7h sáng, có như vậy trẻ mới ngủ đủ 8 tiếng. Cha mẹ cũng nên đồng thời đi ngủ cùng thời gian như trẻ. Như vậy mới có thể làm gương tốt cho con và ngăn trẻ có ý định muốn thức khuya.

Trò chơi điện tử và máy tính
Cha mẹ không nên cho trẻ chơi điện tử vào các ngày trong tuần trong năm học. Một khi trẻ bắt đầu chơi, rất khó nếu không muốn nói là gần như không thể buộc trẻ ngừng chơi. Thế nên các bậc phụ huynh cần ra quy định chỉ cho trẻ chơi điện tử không quá 2 tiếng một ngày vào cuối tuần. Khi nghỉ hè, có thể cho phép trẻ chơi điện tử vào các ngày cuối tuần nhưng phải với thời lượng hợp lý.
Trong năm học, phụ huynh nên giới hạn việc sử dụng máy tính chỉ để trẻ làm bài tập về nhà. Đồng thời nghiêm cấm việc sử dụng máy tính muộn vào ban đêm.
Cha mẹ cũng không nên cho phép con chơi điện tử và dùng máy tính trong phòng riêng vì trẻ sẽ khó vượt qua cám dỗ thức khuya.
Dù có nhiều trẻ cũng bị chứng mất ngủ, nhưng sự giám sát cần thiết từ cha mẹ sẽ giúp trẻ điều chỉnh để vượt qua. Nên cho trẻ ăn những khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe, đồng thời phải giám sát và theo dõi lối sống của trẻ để bảo đảm con trẻ có sự nghỉ ngơi hợp lý. Nếu thay đổi lối sống và khẩu phần ăn chưa đủ để giúp trẻ “thoát khỏi” chứng mất ngủ ở trẻ em, đến lúc này thì bậc phụ huynh nên tham vấn bác sĩ để điều trị mất ngủ cho con mình


0 Response to "Triệu chứng và phương pháp điều trị mất ngủ ở trẻ em"

Đăng nhận xét

Bài đã đăng